Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012


Tôi thường dạy con tôi về những người chiến thắng và những người chỉ biết rên rỉ. Những người chiến thắng là những người:
  • Chịu trách nhiệm về cuộc đời của chính họ
  • Không đổ lỗi cho người khác, cũng không trách Trời trách Đất
  • Có trách nhiệm về việc đưa ra lựa chọn đúng đắn, có thái độ tốt và có hành vi hợp lý
Dù mới 10 tuổi hay đã 30 tuổi, dù trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân thì vẫn chỉ có 1 quy tắc duy nhất: chúng ta chỉ thành công khi chúng ta thực sự làm chủ mọi điều trong cuộc sống. Trước mỗi sự kiện liên quan đến chúng ta trong cuộc sống, chúng ta có 2 cách phản ứng: chịu trách nhiệm, hoặc mặc kệ nó.
Đôi lúc thì những sự kiện cũng quá giới hạn chịu trách nhiệm của chúng ta, ví dụ như: “tôi thừa nhận, chính tôi có lỗi trong vụ lật tàu”. Nhưng những sự kiện lớn như vậy thì ít xảy ra. Nhưng với những sự kiện nhỏ, xảy ra liên tục trong cuộc sống, thì chính những quyết định của chúng ta trong mỗi sự kiện đó, cộng dồn lại, sẽ tạo nên cuộc đời và sự nghiệp của chúng ta. Và cuối cùng thì, chúng ta sẽ thành một người dẫn đầu hoặc một kẻ bất mãn rên rỉ.
Ví dụ cơ bản về việc “làm chủ” như sau. Giả sử tôi là sếp của bạn và yêu cầu bạn làm vài việc. Ngay lúc đó, bạn nên:
  • Ghi chép cẩn thận và nhớ cho kỹ những vấn đề tôi yêu cầu
  • Thực sự hiểu tôi đang yêu cầu gì. Không chỉ là hiểu những chi tiết vụn vặt mà là hiểu về bức tranh toàn thể.
  • Thực hiện những gì cần thiết. Hãy coi mình là một “ông sếp” trong phạm vi công việc này, và phải làm sao cho việc hoàn tất.
  • Liên tục theo dõi và trao đổi với tôi về những gì bạn làm được hoặc không hoàn thành được, chứ đừng đợi đến lúc tôi hỏi mới nói.
  • Tiếp thu những phản hồi của tôi.
Vậy điều gì là cản trở rất nhiều người thông minh, có tài nhưng không thể làm chủ được trong công việc? Đó là thói trách cứ người khác. Thử tưởng tượng trường hợp này: bạn thức cả đêm để làm 1 bài thuyết trình, có khi là vất vả cả tuần, chỉ mong có được một “giây phút vinh quang” khi trình bày nó. Thế nhưng ông sếp thô lỗ của bạn đã giội cả gáo nước lạnh vào bạn và gạt bỏ những ý kiến của bạn “không thương tiếc”.
Có lẽ phản ứng của bạn sẽ là:
  • Lão sếp này luôn làm mất thời gian của tôi, bảo tôi làm những việc sai bét để rồi làm tôi bẽ mặt.
  • Ông ta đang nhắm sự chỉ trích cá nhân vào tôi.
  • Sự chỉ trích của ông ta thật thô lỗ.
  • Tôi là người có năng lực, nhưng ông ta chỉ luôn phủ nhận.
  • Ông ta sai bét.
Ta nhận thấy rằng, với những kiểu phản ứng như bên trên, chúng ta luôn đổ lỗi cho những điều “khách quan” hoặc những “người khác”, chẳng hạn chúng ta trách móc một ai đó. Nhưng còn một cách phản ứng khác: chúng ta chịu trách nhiệm với kết quả mà chúng ta gây ra, và có thể có những phản ứng như sau:
  • Tôi thật là ngốc vì không trao đổi thường xuyên với những người liên quan để xem tôi có làm đúng hướng hay không.
  • Sao tôi lại có thể đẩy mình vào tình huống không thể chống đỡ như vậy chứ?
  • Sao tôi lại coi những chỉ trích của sếp là chỉ trích cá nhân thế cơ chứ?
  • Sao sếp và tôi lại có cách suy nghĩ khác nhau thế cơ chứ? Và ai mới là người đúng đây?
So sánh 2 cách phản ứng: trách móc và chịu trách nhiệm, chúng ta thấy có những khác biệt như sau:
  • Trách móc người khác làm chúng ta không thể học hỏi và hoàn thiện mình. Khi trách móc người khác nghĩa là chúng ta khẳng định chúng ta không cần thay đổi gì cả, chúng ta đặt công việc và trách nhiệm hoàn thiện mình lên vai người khác.
  • Trách móc người khác làm cho chúng ta ở vị trí “nạn nhân” của môi trường xung quanh, chứ không phải người làm chủ cuộc sống.
Một bài học giá trị: hãy nhìn sâu vào vấn đề. Có lẽ bạn đã nghe câu này: “nếu bạn chỉ trích 1 người thì có 3 người khác đang chỉ trích bạn sau lưng”. Khi kết tội hoặc trách móc một ai đó, chính là chúng ta đang kết tội những người có liên quan đến mình, đang “nói xa nói gần” đến chính mình. Điều này cũng giống như mối quan hệ giữa vật chất và trọng lực vậy. Vậy thì, đừng than vãn, rên rỉ nữa, hãy làm chủ đi!!

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012


Alô! Con chim nhỏ của anh đấy à?
- Không! chim bố đây.
- Ấy chết! Cháu xin lỗi bác! Bác có khỏe không ạ?
- Khỏe để đánh nhau với ai?
- Dạ... cho cháu hỏi Trang có nhà không ạ?
- Nó không có nhà thì là dân vô gia cư à?
- Dạ, dạ... ý cháu là Trang có ở nhà không ạ?
- Nếu không thì sao?
- Thế... Trang đi đâu ạ?
- Đến cơ quan rồi.
- Bác cho cháu số điện thoại của Trang được không ạ?
- Nó có nhiều số lắm!
- Bác cho cháu xin một số thôi ạ!
- 8...
-... 8 rồi... mấy nữa ạ?
- Thì cậu bảo chỉ cần một số thôi mà.....
- Dạ bác cho cháu xin nốt mấy số còn lại luôn ạ - 5 7 3 6 8 2, còn sắp xếp sao thì tùy cậu

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012


Tại một cửa hàng tạp hóa.
 Khách hỏi: - Cái gì đây? Chuối à? Cho tôi 5 kg! Gói riêng từng quả nhé!



Vài phút sau.

- Đây là cái gì? Cam à? Cho 5 kg! Nhớ gói riêng từng trái một!







Vài phút sau nữa.

- Còn đây?

- Người bán hàng nói với giọng đề phòng: Hạt hướng dương, thưa ông.



 Nhưng cái này không bán được. :))

SHOP MAI THỦY

Chúng tôi trên G+

HOTLINE: 0913 23 80 23

Chúng tôi trên facebook

Danh sách Blog của Tôi

Popular Posts

Blogroll

Facebook Chat